Quan điểm khoa học và chủ nghĩa vô thần Trường_sinh_bất_tử

Đối với các nhà khoa học, mặc dù họ rất mong muốn sự bất tử, nhưng lý trí khoa học không chứng minh được có sự bất tử theo quan điểm của các tôn giáo truyền thống nên họ không thể tin vào sự bất tử theo quan điểm của các tôn giáo.[3]

Carl Sagan (1934-1996), nhà thiên văn học nổi tiếng Mỹ đã từng là giáo sư thiên văn học ở Đại học Harvard và Đại học Cornell ở Ithaca, New York viết:[3]

"Nếu có bằng chứng tốt về cuộc sống ở kiếp sau được công bố, tôi sẽ là người sốt sắng trong việc xem xét vấn đề này; nhưng đó phải là những cứ liệu khoa học, không phải là chuyện huyền thoại... Tôi nói, thà rằng sự thật cay nghiệt còn hơn sự tưởng tượng dùng để an ủi"... "Tôi cũng thích tin rằng sau khi tôi chết tôi sẽ sống lại, rằng một phần tư duy, tình cảm, ký ức của tôi sẽ tiếp tục tồn tại. Nhưng càng muốn tin vào điều đó, và mặc dù những truyền thống văn hóa lâu đời khắp thế giới khẳng định có kiếp sau, tôi càng không thấy có gì hơn rằng đó chỉ là điều suy nghĩ mong ước (a wishful thinking) mà thôi" [3]

Nhà bác học Albert Eintein (1879-1955) đã phê phán hạn chế của các quan điểm tôn giáo lấy sự mong muốn bất tử của cá nhân và sự hứa hẹn được ban thưởng ở kiếp sau làm động cơ đạo đức của cá nhân. Ông nói: "Tôi không tin vào sự bất tử của cá nhân. Tôi coi đạo đức chỉ liên quan đến con người mà thôi và không có một quyền lực siêu nhân nào ở đằng sau cả." [3]

Einstein đã vạch ra sự phi lý trong quan niệm về sự ban thưởng hay trừng phạt của Thượng đế, vì điều này mâu thuẫn với quan niệm của tôn giáo về tính toàn năng của Thượng đế. Sự ban thưởng, trừng phạt chỉ chứng tỏ sự bất lực. Hơn nữa, dùng sự ban thưởng và trừng phạt để kích thích hành vi đạo đức chỉ dẫn đến sự ích kỷ của con người. Einstein viết:[3]

"Tôi không thể hình dung một vị Thượng đế lại đi ban thưởng hay trừng phạt những sản vật của chính sự sáng tạo của mình". Cũng theo Einstein, "Hành vi đạo đức của một người phải dựa một cách có hiệu quả trên tình cảm, giáo dục, quan hệ và nhu cầu xã hội; không cần có một cơ sở tôn giáo nào. Con người sẽ thật là tồi tệ nếu anh ta phải kiềm chế vì sợ bị trừng phạt hoặc hy vọng ở sự ban thưởng sau khi chết." [3]

Về sự bất tử của cá nhân, Einstein bác bỏ các quan niệm tôn giáo và đưa ra quan niệm về "sự bất tử tương đối" (relative immmortality). Einstein nói: "Sự bất tử ư ? Có hai loại. Loại thứ nhất nằm trong trí tương tượng của con người và do vậy chỉ là một ảo tưởng. Có một sự bất tử tương đối đó là sự duy trì ký ức về một cá nhân qua một số thế hệ. Tuy nhiên, chỉ có một sự bất tử thật sự duy nhất, ở phạm vi vũ trụ, đó là sự bất tử của chính vũ trụ. Không có một sự bất tử nào khác"[3]

Lý luận về sự bất tử tương đối của Albert Einstein được các nhà vô thần phát triển. Theo quan điểm vô thần, sự bất tử tương đối của cá nhân được thực hiện một cách hiện thực bằng những con đường như sau:[3]

  • Thông qua con cháu của chúng ta. Về mặt sinh học, thế hệ sau thông qua sự di truyền mà kế thừa có chọn lọc và phát triển tất cả những gì mà cơ thể chúng ta đã đạt được. Về mặt ý thức, thế hệ sau sẽ kế thừa những tri thức khoa học, kinh nghiệm sống và chuẩn mực đạo đức, v.v., của thế hệ đi trước. Như vậy theo quan điểm duy vật, chỉ xét về mặt thể xác thôi thì cũng đã thấy chết không phải là hết. Loài người là một dây chuyền vô tận của vô số những thế hệ nối tiếp nhau, mỗi thế hệ là sự phủ định và kế thừa những thành quả phát triển của cơ thể và ý thức của tất cả những thế hệ đi trước. Thế hệ trước để lại mầm sống cho thế hệ sau; thế hệ sau là sự nối tiếp sự sống của thế hệ trước. Cho nên, việc chuẩn bị và chăm lo về mọi mặt cho thế hệ sau cũng chính là vì sự bất tử của con người.[3]
  • Sự bất tử tương đối của cá nhân còn được thực hiện thông qua những việc làm tốt, những tấm gương hy sinh, bằng những sự nghiệp và công trình đóng góp vào sự giải phóng con người, vào sự phát triển văn hóa và văn minh nhân loại. Ở đây "có cái chết hóa thành bất tử".[3]
  • Sự bất tử tương đối của cá nhân còn thể hiện ở sự tồn tại lâu dài của một người đã chết trong ký ức của nhiều thế hệ mai sau. Một người chỉ thật sự chết khi hoàn toàn không còn tồn tại trong ký ức của người sống.[3]

Lý luận về sự bất tử tương đối của cá nhân có một ý nghĩa đạo đức rất sâu sắc. Nó không chỉ bác bỏ ảo tưởng sự bất tử của cá nhân theo quan niệm tôn giáo mà khắc phục được quan niệm tầm thường coi cuộc sống của con người chỉ ngắn ngủi trong mấy chục năm và cái chết là sự chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của một cá nhân. Nó có vai trò thúc đẩy hành vi đạo đức của con người ở những khía cạnh sau đây:[3]

  • Trách nhiệm, nghĩa vụ của con cháu, coi như sự báo hiếu đối với tổ tiên là chăm lo cho sự bất tử của các thế hệ đi trước bằng những việc làm thiết thực như việc bảo quản phần mộ người quá cố, những kỷ vật của người chết để lại; việc thờ cúng, tổ chức kỷ niệm ngày sinh, ngày giỗ của tổ tiên v.v., là những việc làm mang tính nhân đạo rất sâu sắc của nhiều dân tộc trên thế giới. Đối với những người đã hy sinh cho Tổ quốc trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chúng ta có trách nhiệm làm cho công lao, chiến công của họ trở thành bất tử.[3]
  • Chăm lo cho con cháu cũng là chăm lo cho sự bất tử của chính chúng ta.Do vậy, sự nghiệp trồng người, giáo dục con cháu trở thành những người kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước cũng là một việc làm thiết thực không chỉ vì lợi ích chung mà còn vì lợi ích riêng của mỗi cá nhân. Ở đây có sự thống nhất giữa mục đích, lợi ích chung với mục đích, lợi ích riêng.[3]
  • Mỗi cá nhân bằng lao động sáng tạo và sự hy sinh của mình đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và nhân loại sẽ để lại tiếng thơm trong lịch sử.[3]

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường_sinh_bất_tử http://www.biologicalgerontology.com http://christianity.com/Christian%20Foundations/Be... http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/quan_nie... http://www.methuselahfoundation.com/ http://oxforddictionaries.com/definition/immortali... http://www.palscience.com/2009/01/28/the-only-immo... http://www.personaltao.com/tao/immortality.pdf http://www.rfreitas.com/Nano/DeathIsAnOutrage.htm http://scienceray.com/biology/scientists-are-close... http://answers.yahoo.com/question/index?qid=200803...